Sẹo mụn là gì?
Sẹo mụn là một trong các loại sẹo để lại trên vùng da bị mụn sau khi mụn được chữa khỏi. Đây là kết quả để lại của mụn mà không ai mong muốn nhưng lại rất phổ biến. Vì vậy ngăn ngừa và điều trị sẹo mụn luôn là mối quan tâm của bất kỳ ai bị mụn trứng cá.
Các tổn thương do mụn trứng cá (mụn nhọt) xảy ra khi các lỗ chân lông trên da bị bịt kín bởi dầu và tế bào da chết, tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển và hình thành nên các nốt mụn đỏ.
Khi các mụn đỏ này bắt đầu có mủ sẽ được gọi là mụn sưng viêm. Khi sưng viêm thì tổn thương để lại trên da, cụ thể là lỗ chân lông càng lớn. Cơ thể sẽ tìm cách làm lành vết thương bằng cách đưa máu và collagen đến khu vực đó.
Tuy nhiên, không phải lúc nào vết thương cũng lành lại được như cũ. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của mụn và mức độ thiếu thừa của collagen mà hình thành sẹo mụn lồi hay lõm, nặng hay nhẹ.
Loại mụn nào gây nên sẹo mụn?
• Mụn dạng nhẹ: thường là mụn đầu trắng hoặc mụn đầu đen mà hầu hết chúng ta đều mắc phải vào một thời điểm nào đó
• Mụn vừa phải: điều này có thể gây ra mụn đỏ, viêm (gọi là sẩn) và mụn đỏ với tâm trắng (gọi là mụn mủ)
• Mụn nặng: gây ra các mụn bọc, mụn nang hoặc cục u có mủ, đau đớn dưới da. Đây là trường hợp và là nguyên nhân gây sẹo mụn chủ yếu và rất khó chữa.
Cách tốt nhất để không có sẹo mụn là phải có chế độ chăm sóc da mụn đúng cách, ngăn chặn và cách trị mụn triệt để ngay từ khi mới hình thành.
Các loại sẹo mụn
Sẹo lõm
Sẹo lõm hay còn gọi là sẹo teo là loại sẹo mụn rất phổ biến. Đặc tính là chúng nằm lõm sâu xuống dưới da do sự thiếu hút collagen khi làm lành vết thương tại vùng bị mụn. Có ba loại sẹo lõm như sau:
• Sẹo đáy vuông: là loại sẹo to rộng có đáy sẹo bằng miệng sẹo và thường có hình tứ giác. Chúng có thể nông sâu tùy mức độ tổn thương của mụn. Loại sẹo mụn này dễ điều trị hơn do dễ đáp ứng với các phương pháp tái tạo da.
• Sẹo đáy nhọn: là loại sẹo có miệng rộng nhưng càng đi sâu vào da thì càng nhỏ lại và cuối cùng trông như hình chóp nhọn ngược xuống da. Loại sẹo mụn này khó điều trị hơn vì nó nằm sâu dưới lớp da.
• Sẹo lõm tròn: là loại sẹo có miệng tròn và khi tiến vào trong da thì co lại thoai thoải. Sẹo có thể có hình dạng cuộn không đều nên tiếng anh gọi là rolling scar.
Sẹo lồi
Sẹo lồi xảy ra khi quá trình phục hồi vùng da sau mụn có tình trạng thừa collagen. Điều này dẫn đến tình trạng sẹo bị lồi ra hơn so với bề mặt da. Loại sẹo này hay mọc ở ngực và lưng.
Đổi sắc tố
Sau khi mụn được chữa lành, vùng da bị mụn thường bị đổi màu do vùng da nhạy cảm hơn với ánh nắng nên dễ bị thâm, còn được gọi là thâm mụn. Ngoài ra máu được đưa đến để làm lành vết thường mà không rút kịp đi cũng khiến vùng da đó có màu bầm tím.
Sự thay đổi sắc tố này không hẳn là sẹo mụn nhưng là hiện tượng thường đi kèm với sẹo mụn.
Bị sẹo mụn phải làm sao?
Thông thường, những vết mụn đỏ hoặc hơi nâu để lại sau khi nổi mụn sẽ mờ dần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, việc lấy hoặc nặn mụn có thể làm tăng nguy cơ để lại sẹo mụn.
Sẹo do mụn trứng cá để lại thường là sẹo rỗ, rất khó có thể chữa sẹo hết hoàn toàn do đó mụn cần kiểm soát trước khi biến chứng chuyển biến thành sẹo. Việc chăm sóc da ở giai đoạn phục hồi sau mụn là rất quan trọng.
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sẹo. Đối với sẹo nhẹ, trong một số trường hợp, kĩ thuật viên hoặc bác sĩ da liễu có thể đề xuất phương pháp lột da nhẹ bằng hóa chất hoặc mài da vi điểm để giúp cải thiện đầy sẹo.
Phương pháp tái tạo da bằng vi kim sinh học hoặc laser hoặc phi kim cũng được các spa và thẩm mỹ viện áp dụng để ngăn ngừa sẹo mụn sau khi sẹo khỏi.
Các cách trị sẹo mụn phổ biến
Trong các loại sẹo thì sẹo mụn được chú ý nhất vì tính phổ biến của nó. Các phương pháp trị sẹo dành cho sẹo mụn cũng rất đa dạng.
+ Có thể phải can thiệp tái tạo bề mặt bằng laser. Tia laser loại bỏ lớp da trên cùng bị tổn thương và sơ cứng, giúp da mịn màng hơn. Có thể mất từ vài phút đến hàng giờ. Kỹ thuật viên sẽ cố gắng giảm bớt cảm giác đau bằng cách gây tê tại chỗ trước khi làm laser cho da.
+ Phá đáy sẹo (subcision), đây là phương pháp xâm lấn hữu hiệu, bác sĩ hoặc kĩ thuật viên sẽ dùng kim nhọn đâm xuyên xuống dưới đáy sẹo, sau đó tiến hành di đầu kim chuyển động nhằm cắt, phá đáy sẹo. Tại vùng sẹo vừa bị phá đáy sẽ có tổn thương, có thể kết hợp với một số tinh chất hay tế bào gốc để phục hồi da. Sau khi da phục hồi sẽ giảm đáng kể chiều sâu rỗ. Tuy nhiên, với phương pháp này đòi hỏi trình độ chuyên môn lành nghề, dụng cụ phá đáy và quy trình cần nghiêm ngặt tuân thủ đảm bảo vệ sinh tránh nhiễm trùng.
+ Cắt bỏ sẹo (punch excision): là phương pháp xâm lấn mạnh. Bác sĩ da liễu sẽ dùng dụng cụ cắt bỏ sẹo, sau đó lấy chỉ khâu để khép liền miệng sẹo. Vết sẹo sẽ khỏi và lành, chỉ để lại một vệt sẹo rất nhỏ, chỉ cần cà da vi điểm là hết.
+ Vá sẹo (punch grafting): phương pháp này tương tự phương pháp cắt bỏ sẹo, nhưng khác ở chỗ là thay vì khâu trực tiếp để khép miệng sẹo thì sẽ lấy da vùng cơ thể khác để đắp vào phần sẹo bị cắt bỏ. Phương pháp này áp dụng cho sẹo cỡ lớn và đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ lành nghề.
+ Lăn kim trị sẹo, phương này sử dụng bàn lăn với các đầu kim đâm trực tiếp vào vùng da bị sẹo (nếu bị sẹo nhiều có thể lăn toàn bộ khuôn mặt để có làn da đều màu và đồng nhất sự phục hồi hơn). Phương pháp này cũng cần phải gây tê và sẽ phải kết hợp với một số tinh chất dưỡng hoặc tế bào gốc phục hồi. Quá trình điều trị có thể cần vài lần lăn kim mới thực sự cho thấy hiệu quả.
+ Peel da mạnh, một số thẩm mĩ viện và spa, căn cứ nhu cầu của khách hàng có thể tiến hành cho lột da mạnh (bong tróc dày và sâu hơn), phương pháp này thường cho hiệu quả nhanh, nhưng lại để làn da mỏng yếu và có thể gây biến chứng nhiễm trùng.
+ Phương pháp tiêm sẹo: Đối với sẹo lõm, bác sĩ tiêm chất làm đầy (filler) dưới vết sẹo để nâng nó lên ngang với da bình thường. Bác sĩ thường tiêm thêm CO2 vào để nâng cao hiệu quả đầy sẹo. Phương pháp tiêm filler kết hợp CO2 còn được gọi là carboxytherapy. Đối với sẹo lồi, bác sĩ thường tiêm trực tiếp corticosteroid vào vùng sẹo để chúng xẹp đi.
+ Vi kim sinh học ngăn ngừa và trị sẹo mụn: đây là phương pháp tiên tiến nhất mà không hề xâm lấn, không cần ủ tê và không gây tác dụng phụ như nhiễm trùng da. Phương pháp này dùng các siêu vi kim tự nhiên có kích thước nano mang theo oxy và dưỡng chất thẩm thấu xuống xâu dưới da, kích thích tái tạo phục hồi da. Tuy nhiên, đối với mức độ sẹo khác nhau, kỹ thuật viên có thể linh động kết hợp các giải pháp phá đáy, lăn kim và vi kim sinh học để có được liệu trình trị sẹo tốt ưu nhất.
Lời khuyên khi bị sẹo mụn
Các cách trị sẹo đều rất khó khăn và phức tạp, do vậy ngăn ngừa sẹo mụn từ khi đang điều trị mụn trứng cá là điều nên làm nhất. Điều trị mụn trứng cá kịp thời nhanh chóng, không nặn mụn tùy tiện, không để mụn biến chứng tổn thương nặng là điều rất cần lưu ý. Ngoài ra khi mụn khỏi, da bắt đầu lành thì bạn cũng cần phải có chế độ chăm sóc da thật tốt, chế độ ăn uống đúng cách để ngăn ngừa việc phát triển sẹo mụn ngoài tầm kiểm soát.